Kinh Tế Việt Nam Trong 10 Năm Tới Ra Sao?

Trong 10 năm tới (2021 – 2030), kinh tế Việt Nam tiếp tục có những thuận lợi và bất lợi, thời cơ và thách thức đan xen. Dự báo đến từ Báo cáo tổng quan kinh tế giữa kỳ 2019 của Trung tâm Thông tin và dự báo kinh tế, xã hội quốc gia.

Tăng trưởng kinh tế 10 năm tới đạt trung bình 7%/năm (2021-2025) và 6,5%/năm (2026-2030). Ổn định vĩ mô tiếp tục được duy trì với lạm phát được kiểm soát ở mức thấp. Hiệu quả sử dụng vốn có cải thiện và năng suất lao động tăng trưởng ở mức 6%/năm.

Cụ thể, trong vòng 10 năm tới, kinh tế vĩ mô được duy trì ổn định. Niềm tin của cộng đồng doanh nghiệp và xã hội tăng. Chất lượng tăng trưởng kinh tế được nâng lên, bước đầu dịch chuyển sang chiều sâu…

Tuy nhiên, nhóm nghiên cứu cho thấy nhiều rủi ro tiềm ẩn.

Rằng tỷ lệ nợ công cao, nguy cơ nợ xấu lớn, cải cách DNNN chậm. Năng lực thể chế có cải thiện nhưng chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển. Chất lượng nguồn nhân lực thấp.

Việt Nam vẫn đứng trước nguy cơ mắc bẫy thu nhập trung bình và tụt hậu so với các nền kinh tế khác. Độ mở tài chính quốc gia cao hơn so với trình độ phát triển của nền kinh tế. Điều này ẩn chứa nhiều rủi ro về khả năng đổ vỡ tài chính. Đồng thời khó ứng phó với các biến động lớn có tính bất lợi từ thị trường tài chính thế giới.

Cùng với đó, tăng trưởng kinh tế ngày càng phụ thuộc vào khu vực có vốn đầu tư nước ngoài. Sự phụ thuộc vào khu vực này ngày càng rõ nét khi những năm gần đây. Tăng trưởng của ngành chế biến, chế tạo chủ yếu là đóng góp của các doanh nghiệp FDI. Sự biến động về sản xuất và chiến lược kinh doanh của các doanh nghiệp này có thể ảnh hưởng trực tiếp đến tăng trưởng kinh tế.

 

(*) Nguồn: Cafebiz 

Hotline 24/7
Zalo Us
Zalo Us
Đăng Ký